Hướng dẫn sử dụng V3Tools
Đánh tên thứ tự các điểm Point
- Lệnh tắt: 20A2
- Mục đích: hỗ trợ Civil 3D đánh tên nhan thứ tự các điểm Point được gán trên các bề mặt san nền, nút giao,… giúp người thiết kế không phải đánh thứ tự thủ công.
- Cách dùng: Chọn các điểm Point >> Nhập tiền tố đầu tiên:
Tạo điểm Point từ Text cao độ và Text ghi chú
- Lệnh tắt: 20A3
- Mục đích: Tạo ra các điểm Point từ các Text có sẵn thay vì người dùng phải nhập giá trị vào các điểm Point.
- Cách dùng: Chọn điểm đặt Point >> Chọn text chú thích >> Chọn vào Text cao độ:
Tạo nhiều Corridor
- Lệnh tắt: 40A1
- Mục đích: Tạo Corridor cho nhiều tuyến đường cùng 1 lần thay vì phải tạo từng tuyến trong chức năng có sẵn từ Civil3D.
- Cách dùng: Chọn tuyến đường >> Chọn các kiểu hiển thị, tham chiếu cho Corridor >> Chọn Profile >> Nhận dữ liệu:
Tạo nhiều Surfaces
- Lệnh tắt: 40A2
- Mục đích: Tạo nhiều Surfaces từ nhiều Corridor cùng 1 lần thay vì phải tạo từng Surface cho từng Corridor trong chức năng có sẵn từ Civil 3D.
- Cách dùng: Chọn các Corridor >> Lựa chọn Style, Tạo Surface >> Thêm dữ liệu >> Tạo Boundary:
Chú ý:
Tính năng này giúp người dùng xóa nhiều Surface cùng 1 lần thay vì người dùng phải xóa từng Surface:
Rebuild nhiều Surfaces
- Lệnh tắt: 30A1
- Mục đích: Đôi khi việc RebuildDynamic có sẵn trong Civil 3D sẽ làm nặng bản vẽ khi thay đổi dữ liệu. Từ đó người dùng phải tắt cá tính năng này nhưng khi muốn RebuildSurface lại người dùng phải Rebuild từng Surface. Vì thế tính năng này cho phép người dùng chọn nhiều Surface cũng Rebuild cùng 1 lần:
- Cách dùng: Gõ lệnh 30A1 >> Chọn Check để chọn các Surface >> Chấp nhận:
Tự động cập nhập cao độ điểm Point
- Lệnh tắt: 30A2
- Mục đích: Khi liên kết và cần lấy cao độ các vị trí điểm đặc biệt trên nút cũng như trên bề mặt san nền. Tuy nhiên khi các bề mặt Surface này thay đổi thì cao độ không tự thay đổi theo mà ta phải dùng chức năng Moveto elevation. Chức năng này giúp giúp người dùng gán các điểm Point này theo các bề mặt mà người dùng xét để khi thay đổi bề mặt thì các điểm Point này cũng tự thay đổi theo.
- Cách dùng: Chọn nhóm điểm >> Chọn bề mặt cần liên kết nhóm điểm lên >> Chọn thêm ( Khi người dùng không muốn liên kết thì có thể dùng chức năng xóa):
Khởi tạo cọc
- Lệnh tắt: 50A1
- Mục đích: Bố trí nhanh các cọc trên tuyến tại các vị trí đường thẳng, đường cong thay vì người dùng phải thao tác nhiều bước trên tuyến. Ngoài ra, chương trình tự động đánh tên các vị trí NĐ, TĐ, P, TC, NC,…
- Cách dùng:
Đánh lại tên cọc
- Lệnh tắt: 50A2
- Mục đích: Trong Civil 3D đánh lại tên cọc nhưng đối với từng cọc. Vì thế chức năng này cho phép người dùng đánh lại toàn bộ cọc trên tuyến khi cần thay đổi, ngoài ra còn có thể thay thế lại tên cọc.
- Cách dùng: Chọn tim đường >> Chọn tên nhóm cọc >> Nhập tên cọc vào Tiền tố:
Ngoài ra người dùng muốn thay thế tên cọc khác bằng cách Tick dấu chọn Thay thế và nhập tên thay thế:
Xuất nhiều trắc dọc
- Lệnh tắt: 60A1
- Mục đích:
+ Xuất nhiều trắc dọc cho các tuyền cùng 1 lần
+ Tự động bố trí đường đỏ trên trắc dọc thông qua 2 điểm đầu và cuối
+ Tự động cập nhập Band Set cho trắc dọc
+ Bỏ qua các bước lựa chọn phức tạp trong Civil 3D.
- Cách dùng: Chọn bề mặt tự nhiên >> Chọn Kiểu hiển thị trắc dọc >> Chọn kiểu hiển thị cho đường tự nhiên >> Chọn thẻ Band Set >> Chọn kiểu hiển thị đường thiết kế >> Chọn nhãn cho đường Thiết kế:
Sau khi hoàn thành lựa chọn các thông số trên >> Chọn Chấp nhận >> Chọn các tim đường >> Chọn điểm đặt các trắc dọc:
Cập nhập Band Set cho trắc dọc
- Lệnh tắt: 60A2
- Mục đích: Tự động cập Band Set giao thông, thoát nước một cách nhanh chóng thay vì phải lựa chọn cập nhập trong thuộc tính Properties có sẵn trong Civil 3D.
- Cách dùng: Chọn tuyến giao thông (Hoặc thoát nước) >> Lựa chọn Data Source >> Chọn chấp nhận:
Thêm cọc lên trắc dọc
- Lệnh tắt: 60A3
- Mục đích: Trong Civil 3D khi ta muốn thêm cọc lên tuyến hoặc trắc dọc tại các vị trí phân thủy, tụ thủy, các điểm giao,.. thì người dùng phải dò lý trình trên tuyến và bố trí thêm cọc. Chức năng này cho phép người dùng bố trí thêm cọc trên trắc dọc nhanh chóng.
- Cách dùng: Chọn bố trí thêm cọc >> Chọn trắc dọc cần thêm >> Pick vị trí cần thêm >> Thêm tên cọc >> Thêm bề rộng bên phải và bên trái cọc.
Gán nhãn giao cắt
- Lệnh tắt: 60A4
- Mục đích: Trong Civil 3D khi người dùng muốn thể hiện vị trí giao cắt giữa các tuyến tại các vị trí giao nhau thì phải dò lý trình trên tuyến và đánh dấu trên trắc dọc. Chức năng này tự động bố trí toàn bộ các vị trí giao cắt trên tuyến và bố trí nhanh chóng lên trắc dọc.
- Cách dùng: Chọn tim đường cần bố trí nhãn giao cắt lên trắc dọc >> Lựa chọn tên đường đỏ >> Lựa chọn kiểu hiển thị nhãn:
Thêm Surface lên trắc dọc
- Lệnh tắt: 60A5
- Mục đích: Đối với nhiều trắc dọc giao thông, thoát nước khi muốn thêm Surface lên các trắc dọc này phải thêm thủ công từng trắc dọc và trải qua nhiều bước trong Civil 3D.
- Cách dùng: Chọn các trắc dọc cần thêm Surface >> Lựa chọn Surface cần thêm >> Lựa chọn kiểu hiển thị Surface:
Tạo đường thiết kế từ Polyline
- Lệnh tắt: 60A6
- Mục đích: Khi có sẵn Polyline thiết kế từ các chương trình khác mà người dùng muốn tạo thành đường đỏ thiết kế trên ProfileView thì Civil3D không hỗ trợ. Vì vậy, chức năng này cho phép người dùng tạo đường đỏ từ Polyline đã có sẵn.
- Cách dùng: Chọn Polyline >> Chọn ProfileView.
Dò tìm trắc ngang và cọc trên tuyến
- Lệnh tắt: 70A2
- Mục đích: Trong Civil 3D khi người dùng muốn tìm đến trắc ngang hay ngược lại phải tìm cọc bất kỳ trên tuyến thì phải vào thẻ Tools Space dò tìm đúng tên và Zoom tới rất mất thời gian. Vì vậy chức năng này giúp người dùng dò tìm nhanh chóng qua lại giữa trắc ngang và cọc.
- Cách dùng: Chọn dò tìm trắc Ngang/Cọc >> Chọn trắc Ngang/Cọc.
Export và Import các nhóm cọc (Sample Line) ra Excel
- Lệnh tắt: 70A3
- Mục đích: Trong Civil 3D thường hỗ trợ chức năng chia sẻ dữ liệu như Alignment, Surface, Pipe NetWorks,.. tuy nhiên chưa thể chia sẽ dữ liệu SampleLine. Vì vậy chức năng này giúp người dùng chia sẻ SampleLine từ File góc nhanh chóng.
- Cách dùng:
+ Xuất SampleLine: Chọn Alignment >> Chọn xuất Excel:
Thay đổi mức so sánh trên trắc ngang
- Lệnh tắt: 70A4
- Mục đích: Đôi khi các trắc ngang thể hiện theo phương Y trắc ngang cao quá khung bản vẽ mà người dùng muốn thay đổi mức so sánh cho phù hợp thì phải chinh thủ công trong Civil 3D. Vì vậy chức năng này giúp người dùng thay đổi mức so sánh của nhiều trắc ngang nhanh chóng.
- Cách dùng: Chọn thay đổi mức so sánh >> Chọn các trắc ngang >> Nhập Mức so sánh.